Những câu nói truyền cảm hứng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những câu nói truyền cảm hứng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Dù Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đi xa nhưng những gì ông để lại vẫn mãi còn vẹn nguyên giá trị.

Vào lúc 0 giờ 0 phút ngày 22/1 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), thiền sư Thích Nhất Hạnh, Niên Trưởng Trụ trì Tổ đình Từ Hiếu đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu – nơi ông đã xuất gia cách đây 80 năm.

Theo VTC thông tin, sinh thời, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc chân tu, lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn ở phương Tây và tích cực thúc đẩy vì hoà bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu xuất gia theo phái Thiền tông vào năm 16 tuổi. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo.

Năm 23 tuổi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chính thức trở thành nhà sư. Ông vừa là thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người có ảnh hưởng lớn tới Phật giáo Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Theo báo Người lao động, ông được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Cùng với đó, Thiền sư cũng đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp, Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hóa Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.

Những câu nói, lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh để lại cho hậu thế vẫn luôn chứa đầy sự yêu thương và triết lý sâu sắc:

10 câu nói truyền cảm hứng

1. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.

2. Đẹp là khi bạn là chính mình. Bạn không cần phải được chấp nhận bởi những người khác. Bạn cần phải chấp nhận chính mình.

3. Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống đầy khổ đau nhưng cũng rất tuyệt vời. Làm thế nào có thể mỉm cười khi trong lòng đầy những buồn đau? Bạn hãy học cách mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì bạn đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy.

4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.

6. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.

7. Được sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là khả năng đi trên mặt nước, nó chính là bạn có thể đi bộ trên trái đất xanh ngay lúc này để nhìn thấy sự bình yên và vẻ đẹp của cuộc sống.

8. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

9. Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cái cây, mà đi xem xét các lí do vì sao lại như vậy: thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu ánh nắng mặt trời.

Vậy nhưng khi ta có vấn đề với bạn bè hay gia đình ta, ta lại đổ lỗi cho họ. Nếu ta biết cách quan tâm họ, họ cũng sẽ ‘lớn tốt’, như cây cối vậy. Đổ lỗi cho ai đó hoàn toàn là vô nghĩa, tranh cãi cũng vậy. Đó là kinh nghiệm của tôi.

Không đổ lỗi cho ai, không tranh cãi, chỉ đơn giản là hiểu. Nếu ta hiểu vấn đề, và thể hiện ra điều đó, ta sẽ luôn có thể yêu thương, và vấn đề đó sẽ được giải quyết

10. Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.

Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp.

Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?

Để lại một bình luận