NFT (Non-fungible token) là cơn sốt đầu tư mới sau Bitcoin và tiền mã hóa. Cùng ứng dụng công nghệ blockchain, NFT giúp tạo ra tính duy nhất cho các sản phẩm kỹ thuật số, từ đó mang lại cho chúng giá trị nhất định trên thị trường.
Cơn sốt X10, X100, X1000 ngày một rầm rộ. Ở vai trò là người mua, bạn cần hiểu rõ:
- NFT là gì?
- Kiếm tiền trong game NTF, là kiếm tiền gì?
- Những gì được xem là giá trị (rất nhiều tiền), liệu có chút giá trị thực tế gì không?
NFT là gì?
NFT (non fungible token) được dùng để định quyền sở hữu cho một vật phẩm duy nhất, có một không hai trên thế giới.
Ví dụ bạn có một bức tranh bạn vẽ (hay ảnh bạn chụp), một bản nhạc bạn sáng chế, một ngôi nhà, một mảnh đất, hoặc bây giờ là sở hữu một món đồ trong game (một cây kiếm duy nhất, một chiếc khiên duy nhất có một không hai mà bạn phải mua mới có được hay phải trầy trật cày ngày ngày đêm – giống xu của các game bạn hay mua thôi nhưng giờ làm thành NFT), thường thì sẽ phải đăng ký chứng minh quyền sở hữu bằng cách đi công chứng, bảo vệ bản quyền với chính quyền, thì bây giờ bạn chỉ cần gắn một key duy nhất xác định bạn là chủ sở hữu của món đồ đó. Bạn không cần tốn thời gian đến công chứng cồng kềnh, mà cả thế giới đều công nhận. Không cần bất cứ luật pháp, quốc gia nào. Tất cả đều diễn ra qua một mạng phi tập trung.
NFT game
NFT game là mô hình chơi game để kiếm tiền – là tiền ảo (play to earn) mà là tiền ảo do riêng công ty đó phát hành chứ không phải tiền BTC hay ETH bạn nhé (và họ sẽ cố đưa đồng này lên sàn giao dịch sau một thời gian thu hút được rất nhiều người chơi), nhưng để chơi được game đó thì phải trả một khoản tiền thật và mua một số tiền ảo do công ty game đó tạo ra, rồi dùng tiền này để tạo tài khoản (pay to play), mà điển hình là Axie Infinity (gọi vốn rất nhiều tiền) và sau này có thêm Green Beli cũng đang manh nha chơi game để bảo vệ trái đất và bảo vệ môi trường
Theo Nguyễn Thành Trung, CEO của Skymavis mô hình game truyền thống cũng vận hành theo mối quan hệ hai bên, một bên phát hành, một bên là người chơi. Người chơi sẽ mua đồ đạc, vật phẩm, nhân vật game từ nhà phát hành. Còn với mô hình Blockchain, mọi người thực sự sở hữu nhân vật, đồ đạc vật phẩm, tài sản trong game và có thể mua bán, trao đổi qua lại. Đơn vị vận hành game có thể thu được phần trăm hoa hồng từ việc mua bán đó.
Cơn sốt những điều “không để làm gì”
EtherRock là dự án NFT ra đời từ năm 2017 và là một trong những dự án NFT lâu đời nhất trong blockchain Ethereum.
Theo các chuyên gia, điểm đặc biệt của các NFT hình viên đá này nằm ở sự lâu năm và tính giới hạn của chúng, với chỉ 100 viên được phát hành. Điều này khiến các nhà sưu tập mua chúng, với mục đích chính là để bán lại kiếm lời. Website của dự án cũng ghi: Chúng được sinh ra “không có mục đích gì”, ngoài việc giúp người chơi mua đi bán lại và có thể tự hào rằng mình là chủ sở hữu của một trong 100 “viên đá” này.
Ngày 24/8, Etherock ghi nhận hai giao dịch mua NFT hình viên đá, với giá trị cao nhất là 400 đồng ETH, tương đương 1,3 triệu USD. Một giao dịch khác cũng được thực hiện sau đó với giá trị 310 ETH, tương đương 1 triệu USD. Hình viên đá này nằm trong bộ sưu tập của EtherRock, gồm 100 bản vẽ na ná nhau, chỉ khác về màu sắc và số thứ tự. Người mua sẽ nhận quyền sở hữu tài sản này trên blockchain Ethereum cùng một file ảnh định dạng JPG của viên đá đó. Hình vẽ viên đá được bán dưới dạng tài sản NFT với giá tương đương 1,3 triệu USD, dù không mang lại giá trị thật.
Pingback: Tựa game đang trở thành những nền kinh tế metaverse NFT, blockchain và mô hình play-to-earn - Vi tính Tấn Phát